Nhiều bà mẹ thắc mắc rằng liệu có nên cho con mình ngâm mình trong các bồn tắm trẻ em không? Câu trả lời đến từ các chuyên gia là “nên”. Nếu biết các nguyên tắc nhất định, việc ngâm mình trong bồn tắm trẻ em sẽ khiến con bạn khoẻ mạnh và cứng cáp hơn.
1.Tắm bồn tắm trẻ em giúp em bé được giữ ẩm
Các loại bồn tắm trẻ em có thành bồn cao luôn giúp bé được giữ ẩm. Bạn cũng nên lưu ý, nhiệt độ nước là rất quan trọng. Nước tắm cho bé không được quá nóng cũng không được quá lạnh. Nếu nhiệt độ không thích hợp, có thể gây tổn thương cho cơ thể non nớt của bé. Nhiệt độ thích hợp để bạn cho các bé ngâm trong bồn tắm là 37 độ C, ngâm không quá 15 phút.
2.Tắm bồn giúp bé thư giãn và da trẻ mịn màng hơn
Ngâm mình trong bồn tắm dành riêng cho trẻ em sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thư giãn. Những chiếc bồn tắm với kích thước dành riêng cho bé sẽ giúp chúng thoải mái chơi đùa mà vẫn cảm giác được sự an toàn.
Một mẹo nho nhỏ dành cho các bà mẹ, đó là cho con tắm với sữa cam. Việc tắm con với sữa cam (1 trái cam trộn với 1 bịch sữa tươi) sẽ giúp con bạn có một làn da mịn màng và khoẻ mạnh cộng với mùi hương tự nhiên dễ chịu. Da trẻ em vốn đã rất mềm và mịn nên biết cách chăm sóc nữa thì da bé càng khỏe đẹp. Mỗi tuần một lần bạn có thể cho con tắm bồn tắm với nước cam hòa cùng sữa tươi. Cam có nhiều vitamin C, có tác dụng làm trắng da cực nhanh và hiệu quả, lại vô cùng an toàn với trẻ em. Axit lactic trong sữa sẽ giúp da trắng mịn hơn.
3.Tắm bồn giúp xoa dịu chứng tự kỷ của trẻ
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ phát hiện ngâm mình trong bồn tắm nước nóng sẽ giúp tạm thời xoa dịu các triệu chứng tự kỷ ở trẻ em. Điều này đã được các nhà nghiên cứu đến từ Trường Cao đẳng Y Albert Einstein (Mỹ) phát hiện sau khi quan sát thấy rằng, ở 1/3 số trường hợp tự kỷ, các triệu chứng bệnh đã giảm bớt khi tắm nước nóng trong bồn. Họ nhận định, có khả năng việc ngâm mình trong nước nóng đã kích hoạt các gene tiết chế hệ miễn dịch kích động quá mức. Các gia đình có trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể thử nghiệm việc tắm bồn nước nóng để hỗ trợ cải thiện chứng tự kỷ ở con của họ.
4.Khi nào không nên cho con tắm bồn tắm trẻ em?
Khi trẻ xuất hiện những bất thường trên da
Trẻ có một số dấu hiệu bất thường trên da, như vết loét, nhọt sưng, bỏng hay vết sây sát, lúc này không nên tắm. Vì đa phần đã tổn thương da là sẽ có miệng vết thương, tắm nước sẽ khiến miệng vết thương bị toác ra hoặc bị nhiễm trùng.
Khi trẻ bị nôn mửa, tiêu chảy thì tạm thời không nên tắm cho trẻ
Tắm cho trẻ sốt, rất dễ khiến trẻ bị lạnh đột ngột, có trường hợp tắm không đúng cách sẽ khiến lỗ chân lông đóng lại dẫn đến nhiệt độ cơ thể trẻ càng tăng cao, có khi lại khiến mao mạch dưới da toàn thân nở rộng sung huyết, dẫn đến tình huống lượng máu chủ yếu cung ứng cho tim không đủ. Ngoài ra, sau khi trẻ bị sốt khả năng miễn dịch của trẻ cực kỳ kém, tắm ngay dễ gây lạnh và sốt lại.
Sau khi tiêm phòng
Sau khi cho trẻ tiêm phòng, trên da trẻ sẽ tạm thời lưu lại vết kim tiêm, tắm lúc này có thể khiến vết tiêm đó bị nhiễm trùng.
Trẻ có trọng lượng nhẹ nên cẩn thận khi tắm
Trọng lượng thấp thông thường chỉ những trẻ khi sinh nặng dưới 2.500 gram. Những đứa trẻ này đa phần là sinh non, do đó phát triển cơ thể chưa hoàn thiện, sức khỏe yếu, lớp mỡ dưới da mỏng, sự tự điều tiết thân nhiệt kém, từ đó nhiệt độ cơ thể dễ chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường bên ngoài. Những trẻ này nên được đặc biệt chú ý khi tắm. Nhiệt độ bên ngoài khi trẻ tắm nên là 26-28 độ C, nhiệt độ nước nên là 38-40 độ C